Hotline:0933.400.988
xaydungthuanphuoc

Bảng Lương Nhân Viên Phổ Biến Nhất

Bảng Lương Nhân Viên Kinh Doanh Mới Nhất 2023 Và Cách Tính Lương Cụ Thể
bảng lương nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là đại diện của một doanh nghiệp làm việc trực tiếp với khách hàng, mang lại nguồn doanh thu.

Do tính chất công việc cần di chuyển nhiều và được đánh giá bằng doanh số nên cách tính lương cho nhân viên kinh doanh cũng khác với các vị trí làm việc toàn thời gian tại văn phòng.

………………………………………………………………………………………..

Mục Lục
5 cách tính lương cho nhân viên kinh doanh phổ biến 2023
1. Tính lương theo quy tắc 3P
1.1. Lương theo vị trí công việc – P1
1.2. Lương theo năng lực – P2
1.3. Lương theo thành tích – P3
2. Tính lương theo doanh thu và phụ cấp
3. Tính lương theo thời gian và kinh nghiệm làm việc
3.1. Cách 1: Tính theo ngày công chuẩn cố định và số ngày làm thực tế
3.2. Cách 2: Tính theo ngày công chuẩn là số ngày làm việc trong tháng, không xét ngày nghỉ
4. Tính lương theo sản phẩm
5. Trả lương khoán
Nguyên tắc và kỳ hạn trả lương cho nhân viên kinh doanh
Bật mí thu nhập nghề Sale 2022
Nhân viên kinh doanh
Trưởng nhóm kinh doanh
Giám đốc kinh doanh
Mẫu bảng lương nhân viên kinh doanh cụ thể
Tổng kết

…………………………………………………………………………………………….
5 cách tính lương cho nhân viên kinh doanh phổ biến
Hiện nay, có nhiều cách tính lương nhân viên kinh doanh. Nhưng phổ biến có 5 cách tính được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất

1. Tính lương theo quy tắc 3P
Quy tắc 3P xác định thu nhập của nhân viên kinh doanh dựa trên 3 yếu tố: Vị trí công việc, năng lực cá nhân và thành tích kinh doanh.

1.1. Lương theo vị trí công việc – P1
Lương theo vị trí công việc hay còn được gọi là lương cơ bản, tương ứng với từng chức danh, cấp bậc trong doanh nghiệp.

Mức lương này thường được dùng để tính bảo hiểm lao động cho nhân viên. Do đó mà mỗi ngành nghề đều có một mức lương cơ bản tương đối cho từng vị trí khác nhau.

Tùy thuộc năng lực cần có cho mỗi vị trí công việc mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức lương này cho phù hợp với mặt bằng chung của thị trường lao động.

1.2. Lương theo năng lực – P2
Lương theo năng lực P2 được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Ví dụ: Bằng cấp, kỹ năng mềm, mức độ ảnh hưởng đến khách hàng, ý thức cá nhân, v.v.

Do cần dựa trên nhiều yếu tố nên khoản lương này cũng bị ảnh hưởng bởi mức độ cảm tính của người đánh giá và thời điểm đánh giá.

1.3. Lương theo thành tích – P3
Tiêu chí đặc biệt cuối cùng để tính lương nhân viên kinh doanh chính là dựa vào hiệu suất công việc. Đây chính là giá trị thực sự mà họ mang lại cho doanh nghiệp.

Giá trị này còn được gọi là KPI (Key Performance Indicator).

Nếu nhân viên đạt KPIs sẽ được chi trả theo chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh ở ba cấp độ khác nhau:

Cá nhân: Nhận lương thưởng, hoa hồng, tăng lương sau một thời gian.
Nhóm: Thưởng cho mỗi cá nhân dựa trên thành tích chung.
Công ty: Thưởng cổ phiếu, cổ tức, lợi nhuận.
Khác với P1, P2 là mức lương cố định, thì P3 là mức lương có thể thay đổi tùy vào từng nhân viên.

Công thức tính lương theo quy tắc 3P được xét như sau:

Tổng thu nhập = P1 + P2 + P3 + Phụ cấp

P1 (Cột D): được tính theo chức vụ tương ứng của nhân viên (trưởng phòng, phó phòng, chuyên viên).
P2 (Cột E-H): được tính theo năng lực nghề và năng lực quản lý tương ứng
P3 (Cột I): được tính theo hiệu suất làm việc của từng cá nhân
Cuối cùng là các khoản phụ cấp khác
Có thể thấy bảng lương nhân viên kinh doanh theo quy tắc 3P rất rõ ràng và mang tính minh bạch cao, do đó được rất nhiều doanh nghiệp tin dùng.

………………………………………………………………………………..

2. Tính lương theo doanh thu và phụ cấp
Công thức tính lương theo doanh thu và phụ cấp cơ bản được tính như sau:

Lương = Lương cơ bản + %Doanh thu *Doanh thu (+ Phụ cấp)

Trong đó, % doanh thu (hay còn được gọi là hoa hồng) được doanh nghiệp tính bằng số lượng sản phẩm/ dịch vụ mà nhân viên kinh doanh bán được.

Phần trăm này có quy định trong chính sách thưởng doanh số cho nhân viên bán hàng của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Doanh số % Doanh số
Đạt 50 triệu VND 5%
50 – 100 triệu VND 8%
Với % doanh số như trên, một nhân viên có lương cơ bản 5 triệu đồng, đạt doanh số 50 triệu sẽ có lương tháng như sau:

Thu nhập = 5,000,000 + 5%*50,000,000 = 7,500,000 (VND)

Doanh thu bạn kiếm được càng cao thì tiền lương cuối tháng bạn nhận về càng nhiều.

Doanh thu của nhân viên kinh doanh thường không ổn định và bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Vậy nên, mức thu nhập hàng tháng nhận được cũng không cố định.

Tuy nhiên, mỗi nhân viên đều nhận được một khoản lương cơ bản và phụ cấp mỗi tháng đủ để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu.

Ngoài ra, có thưởng thì cũng có phạt. Một số doanh nghiệp hiện nay còn áp dụng thêm hình thức phạt.

Ví dụ:

KPIs < 40% trong 3 tháng liên tiếp sẽ bị trừ lương.
KPIs < 60% trong 6 tháng liên tiếp bị hạ bậc lương hoặc nghỉ việc.
Áp lực tạo nên kim cương. Cho nên, có thể nói đây vừa là áp lực nhưng cũng là động lực để mỗi nhân viên kinh doanh cố gắng mang về doanh thu lớn cho doanh nghiệp và thu nhập khủng cho bản thân.

………………………………………………………………………………..

3. Tính lương theo thời gian và kinh nghiệm làm việc
Đây là hình thức tính lương được áp dụng khi doanh nghiệp chưa xác định được định mức lương cụ thể của người lao động. Doanh nghiệp có thể tính lương cho người lao động theo các mốc thời gian: Tháng, tuần, ngày, giờ.

Hiện nay có 2 cách tính lương tháng theo thời gian được nhiều doanh nghiệp áp dụng:

3.1. Cách 1: Tính theo ngày công chuẩn cố định và số ngày làm thực tế
Giả sử số ngày công chuẩn doanh nghiệp tự quy định là 24 (có thể là 26 hoặc 27 tùy doanh nghiệp) thì lương tháng được tính bằng công thức:

Lương tháng = (Lương + Phụ cấp nếu có)/24 * Số ngày làm việc thực tế

Ví dụ 1: Chị Hạnh là nhân viên bán hàng ở cửa hàng A. Mức lương của chị là 6 triệu đồng, không phụ cấp. Ngày công chuẩn của cửa hàng A quy định là 24.

Xét tháng 6/2022 có 30 ngày, trong đó công ty quy định làm từ thứ 2 đến thứ 7. Tổng cộng có 26 ngày công. Chị Hạnh làm đủ, không xin nghỉ.
Vậy mức lương của chị Hạnh tháng 6 là: 6,000,000/24 * 26 = 6,500,000 VNĐ.

Xét tháng 3/2022 có 31 ngày nhưng thực tế có đến 27 ngày công. Chị Hạnh vẫn làm đủ, không xin nghỉ. Mức lương tháng 3 sẽ là: 6,000,000/24 * 27 = 6,750,000 VNĐ.
3.2. Cách 2: Tính theo ngày công chuẩn là số ngày làm việc trong tháng, không xét ngày nghỉ
Khác với cách tính 1, ở cách tính này số ngày công chuẩn không cố định. Nó phụ thuộc vào số ngày làm việc trong tháng, không xét ngày mà người lao động xin nghỉ.

Công thức chính xác ở đây là:

Lương tháng = (Lương + Phụ cấp nếu có) / Số ngày công chuẩn * Số ngày làm việc thực tế

Ví dụ: Anh Long là nhân viên bán hàng ở cửa hàng B. Mức lương của anh là 6 triệu đồng, không phụ cấp. Cửa hàng này tính lương theo cách 2, cho nên số ngày công chuẩn được tính theo số ngày công của tháng.

Tương tự như cửa hàng A, thì cửa hàng B cũng quy định làm từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ Chủ nhật. Xét tháng 6/2022 có 30 ngày, trong đó có 26 ngày công. Anh Long cũng làm đủ, không xin nghỉ.

Vậy mức lương của anh Long tháng 6 là: 6,000,000/26 * 26 = 6,000,000 VNĐ.

Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà cách tính lương theo thời gian cũng khác nhau. ,  bạn đã nhận thấy sự khác biệt của hai cách tính lương theo thời gian và kinh nghiệm rồi nhỉ?

……………………………………………………………..

4. Tính lương theo sản phẩm
Tính lương theo sản phẩm là hình thức tính lương dựa trên số sản phẩm và chất lượng sản phẩm mà người lao động đã hoàn thành.

Cách tính lương theo sản phẩm:

Tiền lương = Sản lượng sản phẩm * đơn giá sản phẩm

Ví dụ: Bảng đơn giá sản phẩm của công ty X:

Sản phẩm Đơn giá (VND)
A 30,000
B 40,000
Anh Long bán được 40 sản phẩm A và 50 sản phẩm B. Vậy anh sẽ nhận được số tiền là:

(40*30,000) + (50*40,000) = 3,200,000 VNĐ

Với hình thức tính lương này, để có mức lương cao, người lao động cần phải tối ưu năng suất làm việc để tạo ra được nhiều sản phẩm.

……………………………………………………………………………………….

5. Trả lương khoán
Trả lương khoán là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc cụ thể được giao.

Mức lương này sẽ được quy định cụ thể trên hợp đồng giữa người khoán và người được khoán chứ không có công thức tính cụ thể.

Ví dụ: Anh Long là nhân viên kinh doanh nhận hợp đồng khoán, yêu cầu bán được 100 sản phẩm trong 1 tháng. Nếu hoàn thành, anh sẽ nhận được mức lương là 5 triệu đồng.

Hình thức này giúp người khoán yên tâm về thời gian công việc được hoàn thành. Người được khoán sẽ biết được công việc và thời gian mình cần hoàn thành công việc.

Tùy vào quy mô và mục đích sử dụng lao động mà mỗi doanh nghiệp có những hình thức tính lương khác nhau cho nhân viên kinh doanh của mình.

……………………………………………………………………

Nguyên tắc và kỳ hạn trả lương cho nhân viên kinh doanh
Có nhiều phương thức tính lương cho người lao động nhưng việc trả lương cho nhân viên đều cần phải đảm bảo các nguyên tắc:

Người sử dụng lao động phải trả lương đúng với năng lực, vị trí, cấp bậc của người lao động theo quy định của Pháp luật và thỏa thuận giữa 2 bên.
Trả lương đúng và đầy đủ theo hợp đồng lao động hoặc cam kết giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Người sử dụng lao động có thể trả lương trực tiếp cho người lao động bằng hình thức chuyển khoản hoặc trả tiền mặt. Trường hợp người lao động không thể nhận trực tiếp thì cần phải có giấy ủy quyền nếu muốn người khác nhận thay.
Người lao động vẫn được nhận lương vào các ngày nghỉ theo quy định của Luật lao động.
Quyền sử dụng tiền lương hoàn toàn thuộc về người lao động, người sử dụng lao động không có quyền can dự.
Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng lao động cũng cần phải đảm bảo kỳ hạn trả lương cho nhân viên theo các nguyên tắc:

Trả đúng kỳ hạn đã cam kết trên hợp đồng.
Đối với từng hình thức trả lương theo thời gian như lương tháng, người sử dụng lao động không được trả chậm quá 1 tháng. Với lương tuần/ngày/giờ, người sử dụng lao động có thể cộng lại trả một lần nhưng không được trả sau 15 ngày khi công việc đã hoàn thành.

……………………………………………………………………….
Bật mí thu nhập nghề Sale 2022
Sales luôn là vị trí có sức ảnh hưởng lớn trong các doanh nghiệp. Bởi vậy các Sellers luôn được các doanh nghiệp nhiệt tình săn đón. Hãy để Glints Việt Nam bật mí cho bạn thu nhập nghề Sales hiện nay nhé!

Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là cấp thấp nhất trong bộ phận kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức lương này sẽ thay đổi theo thâm niên làm việc và doanh số bán hàng của nhân viên. Cụ thể:

Đối với ngành Sales Logistic:

Người chưa có kinh nghiệm: 4 – 5 triệu đồng/tháng.
Người có ít kinh nghiệm: 6 – 8 triệu đồng/tháng.
Người có kinh nghiệm lâu năm: 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Đối với ngành Sales bất động sản, thu nhập dao động từ 4-70 triệu đồng tùy thuộc vào doanh số mà bạn bán được.

Đối với ngành Sales Bảo hiểm:

Người mới vào nghề: Dưới 10 triệu đồng/tháng.
Người có kinh nghiệm lâu năm: 30-40 triệu đồng/tháng.
Còn đối với ngành Sales ô tô, thu nhập của một nhân viên kinh doanh thường dao động từ 6-30 triệu đồng/tháng.

Trưởng nhóm kinh doanh
Ngoài việc bán hàng, trưởng nhóm kinh doanh còn có trách nhiệm quản lý nhân viên, đảm bảo các chỉ tiêu bán hàng của bộ phận, v.v. Do đó, mức lương của người nắm giữ vị trí này dĩ nhiên cũng cao hơn.

Thông thường dao động từ 8-30 triệu đồng/tháng. Mức lương này cũng có dao động tùy thuộc vào doanh thu bán hàng của trưởng nhóm hoặc của cả nhóm.

Giám đốc kinh doanh
Mức lương của giám đốc kinh doanh theo từng ngành nghề cũng có sự chênh lệch nhất định:

Mức lương thấp nhất: 10 triệu đồng/tháng.
Mức lương ngành nghề bậc thấp: Trung bình 26,3 triệu đồng/ tháng.
Lương ngành nghề bậc trung: Trung bình 34,4 triệu đồng/ tháng.
Mức lương ngành nghề bậc cao: Trung bình 42,3 triệu đồng/ tháng.
Mức lương cao nhất: Trung bình 112,5 triệu đồng/ tháng.
Nếu bạn càng có nhiều kinh nghiệm và không ngừng nỗ lực thì mức lương mà bạn nhận được có thể sẽ rất khủng.

………………………………………………………………….

Mẫu bảng lương nhân viên kinh doanh cụ thể
Mỗi hình thức tính lương cho nhân viên kinh doanh khác nhau đều có những bảng tính lương tương ứng.

Dưới đây là một số bảng lương nhân viên kinh doanh thông dụng mà bạn có thể tham khảo và TẢI MIỄN PHÍ:

Bảng lương tính theo doanh thu và phụ cấp cho dân sales
Bảng lương tính theo doanh thu và phụ cấp
Bảng lương tính theo lương sản phẩm và lương thời gian nhân viên kinh doanh
Bảng lương tính theo lương sản phẩm và lương thời gian

 

https://ketoanthienung.vn/thu-tuc-dang-ky-thang-bang-luong-2016-lan-dau.htm

https://glints.com/vn/blog/mau-bang-luong-nhan-vien-kinh-doanh/#h-m%E1%BA%ABu-b%E1%BA%A3ng-l%C6%B0%C6%A1ng-nhan-vien-kinh-doanh-c%E1%BB%A5-th%E1%BB%83

https://glints.com/vn/blog/phan-biet-luong-net-va-luong-gross/#.Y9dFf3ZBwdU

https://quantrinhansu.vn/mau-bang-luong-cong-nhan-xay-dung/

Xây dựng thang bảng lương trong công ty cổ phần

………………………………………………………………..

Mẫu bảng lương nhân viên thông dụng nhất 2022
Tính lương nhân viên là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Hiện nay có rất nhiều loại bảng lương nhân viên với các phương pháp tính lương khác nhau được áp dụng linh hoạt tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và cơ cấu tổ chức.

Mục lục

1. Các loại bảng lương nhân viên phổ biến hiện nay
1.1. Trả lương nhân viên theo ngày công
1.2. Trả lương nhân viên theo sản phẩm
1.3. Trả lương nhân viên theo KPI
1.4. Trả lương nhân viên theo lương khoán
1.3. Trả lương nhân viên theo quy tắc 3P
2. Các nội dung trong bảng tính lương nhân viên theo quy định
3. Những quy định về xây dựng bảng lương nhân viên
4. TẢI MIỄN PHÍ Mẫu bảng lương nhân viên Excel mới nhất 2022
5. Lập bảng lương nhân viên tự động, chuẩn xác
1. Các loại bảng lương nhân viên phổ biến hiện nay
1.1. Trả lương nhân viên theo ngày công
Trả lương theo ngày công là hình thức tính lương theo thời gian được áp dụng phổ biến nhất hiện nay bởi sự phù hợp với nhiều loại hình, cơ cấu doanh nghiệp. Ngày công là số ngày làm việc thực tế của người lao động, dựa vào mức lương cơ bản và công chuẩn (công làm việc hành chính của doanh nghiệp), bảng lương theo ngày công sẽ được tính bằng công thức sau:

Công thức tính lương nhân viên theo ngày công
Công thức tính lương nhân viên theo ngày công
Như vậy thì mức lương người lao động được hưởng (không tính các khoản phạt, thưởng, phụ cấp, thuế) sẽ là cố định nếu như họ đi làm đủ số ngày công trong tháng. Và nghỉ bao nhiêu ngày thì sẽ trừ đi số công cố định tương ứng.

1.2. Trả lương nhân viên theo sản phẩm
Phương pháp tính lương theo sản phẩm là hình thức trả lương dựa vào số lượng và chất lượng sản phẩm thực tế mà người lao động sản xuất ra trong kỳ. Bởi vậy phương pháp này thường được các doanh nghiệp áp dụng nhằm đẩy mạnh năng suất lao động ở nhân viên.

Bảng lương theo sản phẩm sẽ được xây dựng bằng cách áp dụng công thức:

Công thức tính lương nhân viên theo sản phẩm
Công thức tính lương nhân viên theo sản phẩm
Với hình thức trả lương này, người lao động có năng suất càng cao, làm ra càng nhiều sản phẩm thì mức lương được hưởng càng lớn.

1.3. Trả lương nhân viên theo KPI
Với phương pháp trả lương theo KPI, lương của nhân viên sẽ được cộng thêm khoản hoa hồng dựa trên doanh thu mà người đó mang về cho công ty. Với mỗi mức doanh số, nhân viên sẽ được hưởng một khoản % hoa hồng tương ứng. Cụ thể cơ chế này được thể hiện qua công thức sau:

Công thức tính lương nhân viên theo doanh số
Công thức tính lương nhân viên theo doanh số
Bảng lương theo KPI được các doanh nghiệp áp dụng nhằm mục đích thúc đẩy doanh số bằng cách tạo động lực làm việc cho nhân viên. Doanh thu nhân viên mang về cho công ty càng nhiều thì mức lương được hưởng càng cao. Bởi vậy hình thức trả lương này thường được áp dụng cho các vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn, nhân viên bán hàng,…

1.4. Trả lương nhân viên theo lương khoán
Lương khoán là khoản thù lao trả cho người lao động khi họ hoàn thành một khối lượng công việc được giao trong một khoản thời gian cụ thể. Mức lương của nhân viên sẽ được xác định bởi công thức:

Công thức tính lương khoán nhân viên
Công thức tính lương khoán nhân viên
Lương khoán được đặt ra để ràng buộc trách nhiệm giữa người khoán và người được khoán. 2 bên sẽ ký kết hợp đồng thỏa thuận về mức thù lao phù hợp tương ứng với kết quả công việc được khoán. Sau đó bên được khoán sẽ có nghĩa vụ phải thực hiện tốt công việc được giao và bàn giao kết quả cho bên khoán. Tương tự, bên khoán có trách nhiệm phải trả cho người lao động theo đúng mức lương khoán đã cam kết sau khi nhận được thành quả.

>> Tìm hiểu thêm: Lương khoán là gì? Lương khoán có phải đóng BHXH, thuế TNCN?

1.3. Trả lương nhân viên theo quy tắc 3P
Quy tắc 3P là phương pháp tính lương hiện đại khắc phục được những hạn chế của các phương pháp tính lương truyền thống. Bảng lương 3P hướng đến việc trả lương phù hợp với khả năng của người lao động và dung hòa lợi ích của cả 2 bên.

Với nguyên tắc 3P, mức lương của nhân viên sẽ được xác định dựa trên 3 yếu tố:

P1- Vị trí công việc (Position)
P2 – Năng lực nghề nghiệp (Person)
P3 – Hiệu quả công việc (Performance)
Theo đó, một bảng lương 3P hoàn chỉnh sẽ được tính bằng công thức:

Tính lương nhân viên theo công thức 3P
Để xây dựng được bảng lương 3P trước hết sẽ cần phải xác định được mức lương cho các tiêu chuẩn ở mỗi P. Phần trăm phân bổ cho mỗi P sẽ tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp.

Tìm hiểu cách xây dựng cơ chế trả lương 3P cho nhân viên tại đây:

Lương 3P là gì? Ứng dụng phương pháp trả lương 3P hiệu quả cho doanh nghiệp

2. Các nội dung trong bảng tính lương nhân viên theo quy định
Mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương pháp trả lương khác nhau, tuy nhiên mọi bảng lương nhân viên cần phải đáp ứng được các nội dung cơ bản sau:

Thông tin nhân viên: Họ và tên, mã nhân viên, vị trí chức vụ, phòng ban trực thuộc
Lương cơ bản: Mức lương tiêu chuẩn mà doanh nghiệp trả cho người lao động
Số ngày công: Số ngày đi làm thực tế trong tháng của nhân viên
Phụ cấp: ăn trưa, xăng xe, điện thoại,…
Tiền phạt vi phạm: đi muộn, nghỉ không phép, sai nội quy,…
Thưởng: các khoản thưởng đóng góp, thưởng thâm niên,…
Khấu trừ bảo hiểm: BHXH (8%), BHYT (1.5%), BHTN (1%)
Thuế thu nhập cá nhân: từ 5 – 35% thu nhập chịu thuế (theo Luật Thuế TNCN 2007)
Lương thực nhận: Khoản lương người lao động thực tế nhận được sau khi đã cộng các khoản phụ cấp, tiền thưởng và khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm, thuế TNCN,…
Ngoài ra, tùy thuộc vào phương pháp tính lương doanh nghiệp áp dụng sẽ có những thông tin bổ sung phục vụ cho việc tính mức lương của nhân viên.

Đọc ngay: 6 Bước chuẩn hóa quy trình xây dựng quy chế trả lương chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

3. Những quy định về xây dựng bảng lương nhân viên
Việc xây dựng bảng tính lương nhân viên của doanh nghiệp cần được tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Cụ thể, doanh nghiệp cần căn cứ vào những cơ sở pháp lý sau:

Nghị định 05/2015/NĐ-CP
Bộ luật lao động 10/2012/QH13
Nghị định 153/2016/NĐ-CP
Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

Số liệu cung cấp cần chuẩn xác và đảm bảo trả lương cho người lao động đúng với quy định
Thời hạn trả lương người lao động phụ thuộc vào quy định mỗi doanh nghiệp
Căn cứ tính lương cần có bằng chứng xác thực, dựa trên thời gian làm việc trên bảng chấm công, sản lượng sản phẩm thực tế,…

………………………………………………………………………………………….

Mẫu Quy chế tiền lương mới nhất

Mẫu quy chế tiền lương theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các thông tin, nội dung cơ bản như sau để các độc giả có thể tìm hiểu, tham khảo:

Mục lục bài viết

  1. Luật sư tư vấn về quy chế tiền lương
  2. Nội dung Mẫu quy chế tiền lương 

2.1 QUYẾT ĐỊNH

2.2 (V/v: Ban hành quy chế lương và thu nhập cho CNV)

III. Công ty không thanh toán tiền lương khi nghỉ việc làm thế nào?

  1. Luật sư tư vấn về quy chế tiền lương

Quy chế tiền lương là một trong những văn bản quan trọng bậc nhất trong nội bộ doanh nghiệp, khi có quy chế tiền lương sẽ là văn bản xác định được vấn đề lương, thưởng và khoản tiền chi trả cho người lao động, tránh tranh chấp lao động. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh còn nhiều vướng mặc về soạn thảo các giấy tờ, văn bản, quy chế trong quá trình hoạt động.

Nếu cơ quan, đơn vị bạn đang có thắc mắc khi soạn thảo quy chế tiền lương thì có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cụ thể về các vấn đề này.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo quy chế tiền lương sau đây để có thể soạn thảo mẫu quy chế tiền lương:

  1. Nội dung Mẫu quy chế tiền lương 

 

  CÔNG TY ……………..                                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    …………………….                                                          Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

——oOo——

Số:   10  / QĐ-VP                                                                                                                     Tp…….., Ngày ……….tháng ………. năm

QUYẾT ĐỊNH

(V/v: Ban hành quy chế lương và thu nhập cho CNV)

– Căn cứ chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…………………;

– Căn cứ vào điều lệ hoạt động của Cty ………………………..;

– Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của Công ty;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này:

1/- Quy chế tiền lương và thu nhập

2/- Quy định chế độ công tác phí

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày…../…/….

Những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các phòng, ban và toàn thể công nhân viên trong Công Ty …………………căn cứ Quyết định thi hành./.

Nơi nhận:                                                                                          Giám đốc

– Như điều 3 “để thi hành”

– Các TV HĐQT

– Lưu VT

———-

QUY CHẾ THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG CHO CNV

CÔNG TY ………………….

PHẦN I

NHỮNG QUY ĐỊNH  CHUNG

I./ Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Quy chế này áp dụng cho tất cả công nhân viên ( viết tắt là CNV ) đang làm việc tại Cty….

II./ Nguyên tắc phân phối:

  1. Triệt để tôn trọng chính sách của Nhà nước về lao động tiền lương, bao gồm bảng lương, thang bảng lương ban hành kèm theo Nghị định 70/2011/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định, các văn bản pháp luật quy định về các chế độ phụ cấp và việc trích BHXH, BHYT do Nhà nước quy định.
  2. Tiền lương hàng tháng của CNV được ghi vào sổ lương của Cty theo quy định
  3. Tiền lương được gắn với năng lực thực tế, trách nhiệm, năng suất chất lượng, hiệu quả công việc của đơn vị và cá nhân người lao động.
  4. Khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao năng lực, khả năng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ của Công ty.

III./ Nâng bậc lương và hạ bậc lương:

I.1/ Việc thay đổi bậc lương nhân viên được thực hiện trong các trường hợp sau:

–   Thay đổi mức lương do thay đổi cấp bậc vị trí công việc.

–   Thay đổi mức lương do được nâng lương định kỳ hay đặc cách.

–   Thay đổi mức lương do vi phạm kỷ luật.

–   Công ty thay đổi thang bậc lương.

I.2/ Nâng lương định kỳ:

–   Tất cả CNV trong Công ty có đủ điều kiện sẽ được Công ty xét nâng lương định kỳ 02 năm một lần.

–   Điều kiện để được xét nâng lương định kỳ:

+  Có thời gian làm việc liên tục tại Công ty ít nhất 01 năm từ ngày được xếp lương lần cuối.

+  Chấp hành nghiêm nội quy, quy chế, quy định, quy trình làm việc.

+  Hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có sai sót gây hậu quả lớn.

+  Không vi phạm pháp luật, thể hiện tư cách cá nhân tốt, không làm ảnh hưởng đến uy tính và quyền lợi của Công ty.

I.3/ Nâng lương đặc cách:

–   Trong quá trình hoạt động, những nhân viên có thành tích nổi bật, có những cống hiến xuất sắc, đưa ra và thực hiện được những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có giá trị. Ngoài việc được khen thưởng, sẽ còn được Ban Giám đốc Công ty nâng lương đặc cách cho cá nhân đó trước thời hạn.

–   Nhân viên có thể được Công ty xét nâng lương vượt bậc thứ tự, nhưng tối đa không quá 2 bậc trong thang bậc lương.

I.4/ Hạ bậc lương:

–   Công ty sẽ hạ bậc lương đối với CNV nào vi phạm các quy định dưới đây:

+  Không chấp hành nghiêm nội quy, quy chế, quy định, quy trình làm việc.

+  Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, có sai sót gây hậu quả lớn.

+  Có tư cách đạo đức cá nhân không tốt làm ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của Công ty.

I.5/ Những trường hợp Công ty điều chỉnh lương trên diện rộng:

–   Do mức sống và thu nhập xã hội thay đổi hoặc khi Nhà nước quy định bắt buộc thực hiện theo tình hình trượt giá, biến động kinh tế.

–   Do kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển cho phép điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

PHẦN II

THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG CHO CNV

GẮN VỚI KẾT QUẢ LAO ĐỘNG

I/. Các khoản tiền lương và phụ cấp lương cho CNV được thanh toán hàng năm của Công ty gồm:

–   Tiền lương hàng tháng quy tại hợp đồng lao động.

–   Tiền lương năng suất quý, năm.

II/. Thanh toán tiền lương hàng tháng cho CNV gắn với kết quả lao động:

Vtháng = V1 + V2

Trong đó:

Vtháng: Tiền lương nhận hàng tháng

V1: Tiền lương cố định theo quy định tại hợp đồng lao động.

V3: Tiền lương biến động theo mức độ phức tạp của công việc và năng lực thực tế.

V4: Tiền lương theo kết quả thực hiện công việc được giao.

II.1. Tiền lương V1: Tiền lương cố định theo hệ số cấp bậc được xác định theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.

Tất cả CNV trong Công ty đều được thanh toán tiền lương V1 kể cả trong thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ về việc riêng hưởng nguyên lương.

V1 = (Hcb x TLtt) / Số ngày công trong tháng x Số ngày công làm việc thực tế trong tháng

Trong đó:

Hcb: Là hệ số lương cấp bậc của mỗi CNV theo thang bảng lương do Nhà nước quy định được ghi rõ trong hợp đồng lao động hoặc quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm.

TLtt: Là mức lương tối thiểu của Công ty đuợc xác định trong từng thời kỳ.

II.2- Tiền lương V2- Bao gồm các khoản phụ cấp lương: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động.(Được xác định bằng bảng hệ số phụ cấp sau):

Bảng hệ số phụ cấp

                                                                                                      Đơn vị tính: đồng

Chức danh Hệ số Số tiền
1. Phụ cấp chức vụ
Giám đốc 1.0 450,000
Phó Giám đốc 0.8 360,000
Kế toán trưởng 0.8 360,000
2. Phụ cấp trách nhiệm
Kế toán 0.5 225,000
Thủ quỹ 0.5 225,000
Kỹ thuật 0.3 135,000
Bảo vệ 0.3 135,000
3. Phụ cấp lưu động
Giám đốc 0.6 270,000
Phó Giám đốc 0.4 180,000
Trưởng phòng 0.4 180,000
Nhân viên kinh doanh 0.4 180,000

Tiền lương V2  được xác định  như sau:

V2 = (PC trách nhiệm, chức vụ, lưu động) x TLtt / Số ngày công làm việc trong tháng x Số ngày công làm việc thực tế trong tháng

II.3. Tiền lương V3 : Tiền lương biến động theo mức độ phức tạp của công việc và năng lực thực tế của mỗi CNV

II.3.1- Năng lực thực tế của người lao động là:Căn cứ vào khả năng hoàn thành những công việc đuợc giao, vào khả năng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, vào ý thức trách nhiệm, tính tự giác và sẳn sàng đảm đương công việc ở từng vị trí công việc tại Công ty. Xác định năng lực thực tế còn dựa vào quá trình công tác đóng góp xây dựng đơn vị của từng người.

II.3.2- Tiêu chuẩn xét:

a- Bậc lao động giản đơn (gọi là bậc B1) gồm:

–   CNV làm công việc lao động đơn giản, lao động phổ thông; hoặc

–   CNV mới được tuyển vào Công ty nhưng không qua thi tuyển; hoặc

–   CNV được đào tạo đang trong thời gian làm quen với công việc; hoặc

–   CNV đang trong giai đoạn thiếu việc làm thích hợp, chờ việc.

b- Bậc lao động có năng lực thực tế trung bình (gọi là bậc B2) là:Những CNV đạt được năng lực thực tế  phù hợp với cấp bậc luơng đang hưởng gồm:

–   CNV đang làm công việc được giao phù hợp với nghề nghiệp được đào tạo; hoặc

–   CNV thi tuyển vào làm việc tại Công ty; hoặc

–   CNV bậc cao nhưng do sức khỏe hạn chế không thể đi công tác được hoặc không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn kỹ thuật mới.

c- Bậc lao động có năng lực thực tế khá (gọi là bậc B3) gồm những CNV:

–   Được đào tạo có nghề nghiệp, học vị phù hợp với yêu cầu công việc, có trình độ nghề nghiệp vững vàng.

–   Có khả năng chủ động trong công việc và giúp đở đồng nghiệp trong công việc.

–   Có khả năng độc lập công tác, có tích lũy kinh nghiệm.

–   Luôn hoàn thành công việc, luôn tìm tòi học hỏi hợp tác với đồng nghiệp.

d- Bậc lao động có năng lực thực tế giỏi (gọi là bậc B4) gồm:Những CNV đóng vai trò chính trong sản xuất, kỹ thuật và quản lý, làm giỏi công việc cụ thể và có hiểu biết đến các ngành khác có liên quan, có những đóng góp nổi bật trong đơn vị.

–   Là CNV kỹ thuật, nghiệp vụ, công nhân, cán bộ lãnh đạo tinh thông công việc;

–   Đuợc đào tạo.

–   Có kinh nghiệm sản xuất, có sáng tạo trong công việc, biết tổ chức quản lý nhóm công tác, có khả năng quản lý Công ty (đối với cán bộ quản lý) và công việc thuộc phạm vi mình phụ trách.

–   Luôn chủ động tìm mọi biện pháp thực hiện tốt công việc được giao, thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ, chịu khó học tập bổ túc nghề nghiệp, có hành động nêu gương tốt cho mọi người xung quanh.

–   Có khả năng quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ được tập thể tin tưởng giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện những công việc khó khăn phức tạp.

–   Có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực đang đảm nhận.

Tiền V3 được xác định: V3 = V1 x Bn

Bậc lao động Bn xác định theo mức độ phức tạp của công việc và năng lực thực tế của mỗi CNV được chia làm 4 loại tương ứng:

B1 = 0,2                     B2 = 0,4                   B3 = 0,6                  B4 = 0,8

II.3.3- Quy trình xét:

–   Thời gian: Tiền lương V3 được xem xét 3 tháng một lần vào tháng đầu của mỗi quý.

Trong trường hợp đặc biệt:

+  Những CNV lập thành tích đặt biệt trong tháng sẽ được Giám đốc Công ty xem xét điều chỉnh nâng mức Bn lên mức cao hơn; hoặc

+  Những CNV nào bị vi phạm kỷ luật lao động hoặc không đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc khối lượng công việc ít, thiếu việc làm thì Giám đốc Công ty xem xét để quyết định hạ mức Bn­ xuống mức thấp hơn.

II.4- Tiền lương V4- Tiền lương theo kết quả thực hiện công việc được giao hàng tháng cho từng cá nhân

III.4.1. Căn cứ xét V4 :

Phần tiền lương theo kết quả thực hiện công việc được giao gắn với trách nhiệm của công việc, mức độ hoàn thành công việc, số ngày công thực tế của CNV và không phụ thuộc vào hệ số lương.

* Đối với CNV có số ngày công trong tháng ≤ 12 ngày sẽ không được xét Đcá  nhân

a- Lao động kém (Đcá nhân I):

+  Không hoàn thành công việc đuợc giao; hoặc

+  Không đảm bảo giờ công, ngày công có ích; hoặc

+  12 < ngày công làm việc thực tế ≤ 15 ngày; hoặc

+  Gây sự cố chủ quan, vi phạm quy trình kỹ thuật, kỷ luật lao động.

b- Lao động trung bình (Đcá nhân II):

+  Hoàn thành công việc đúng thời hạn;

+  Đảm bảo giờ công, ngày công lao động có ích;

+  15 < ngày công làm thực tế trong tháng < 24 ngày;

+ Không vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật, kỷ luật lao động.

c- Lao động khá (Đcá nhân III)

+  Hoàn thành công việc được giao đảm bảo chất lượng kỹ thuật và đúng thời hạn hoặc hoàn thành thêm các công việc đột xuất, có sáng kiến đề xuất có lợi;

+  Đảm bảo giờ công, ngày công lao động có ích;

+  Ngày công làm viện thực tế trong tháng ≥ 24 ngày.

+  Không vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật, luật pháp của Nhà nước và các quy định thuộc phạm vi chuyên môn phụ trách.

d- Lao động xuất sắc (Đcá nhân IV):

+  Hoàn thành xuất sắc công việc được giao đảm bảo chất lượng kỹ thuật và đúng thời hạn hoặc hoàn thàn thêm các công việc đột xuất hoặc có sáng kiến đề xuất có lợi;

+  Có kinh nghiệm sản xuất, có sáng tạo trong công việc, biết tổ chức quản lý một nhóm công tác, đảm bảo quản lý tốt bộ phận mình quản lý (đối với cán bộ quản lý) và công việc thuộc phạm vi mình phụ trách.

+  Luôn chủ động tìm mọi biện pháp thực hiện tốt các công việc được giao, thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ, chịu khó học tập bổ túc nghề nghiệp, có hành động nêu gương tốt cho người xung quanh;

+  Đảm bảo giờ công, ngày công lao động có ích;

+  Ngày công làm việc thực tế trong tháng ≥ 26 ngày, sẳn sàng tham gia làm việc ngoài giờ để hoàn thành công việc của Công ty và các công việc đột xuất khác;

+ Không vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật, luật pháp của Nhà nước và các chế định thuộc phạm vi chuyên môn phụ trách.

e- Lao động có cường độ cao (Đcá nhân V ):

Trong tháng nếu Công ty có khối lượng công việc hoàn thành lớn, CNV phải làm việc với cường độ cao, Phòng tổ chức nhân sự (phòng kế toán) được đề nghị tỷ lệ xét Đcá nhân V để trình lên Giám đốc.

Cá nhân được xét Đcá nhân V ngoài việc đạt các tiêu chuẩn được quy định tại Đcá nhân IV còn phải thường xuyên tham gia làm việc ngoài giờ với cường độ lao động cao để hoàn thành kế hoạch của Công ty và công việc đột xuất khác (nếu có).

Bảng xét điểm cá nhân hàng tháng

Đơn vị tính: Điểm

Nhóm Đcá nhân (điểm)
I II III IV V

(Cường độ LĐ cao)

1 30 35 40 45 50
2 20 25 30 35 40
3 5 10 15 20 25

Trong đó:

Nhóm 1: Chuyên viên cao cấp

+  Giám đốc Công ty

+  Phó Giám đốc Công ty

+  Kế toán trưởng

Nhóm 2: Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư: Được áp dụng cho các chức danh sau: Kế tóan, nhân viên kỹ thuật, nhân viên kinh doanh…những người có trình độ đại học trở lên.

Nhóm 3: Cán sự, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ: Được áp dụng cho các chức danh sau: Thư ký, thủ quỹ, bảo vệ, tạp vụ…những người có trình độ trung cấp, cao đẳng trở xuống.

II.4.2- Quy trình xét V4 hàng tháng:

– Ban Giám đốc xét phần tiền lương kết quả thực hiện công việc cho Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng.

– Các CNV còn lại sẽ do Phòng tổ chức nhân sự và Phòng tài chính kế toán xét phần tiền lương theo kết quả thực hiện công việc và trình lên ban Giám đốc để xét duyệt.

V4 = Đcá nhân tháng x Số tiền / điểm

Trong đó:

Đcá nhân tháng :Số tiền tính theo mức độ hoàn thành và trách nhiệm của mổi CNV đối với công việc đang đảm nhận.

Số tiền / điểm:Sẽ do Phòng tổ chức nhân sự và Phòng tài chính kế toán dự toán để trình lên Giám đốc Công ty vào đầu quý hoặc năm.

II.6- Xác định tiền lương năng suất theo quý

Việc xác định hệ số thành tích của các cá nhân căn cứ vào tiêu chuẩn quy định dưới đây:

II.6.1- Tiêu chuẩn xét H cá  nhân  tháng theo 3 mức A, B, C như sau:

+  Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Hcá nhân tháng A

+  Cá nhân hoàn thành nhhiệm vụ: Hcá nhân tháng B

+  Cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ: Hcá nhân tháng C

­*  Căn cứ xét, đánh giá Hcá nhân tháng như sau:

–   Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ – Hcá nhân tháng A

+ Cá nhân hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng trước thời gian so với kế hoạch được lãnh đạo Công ty phê duyệt.

+  Phối hợp tốt với các cá nhân khác giải quyết công việc, thực hiện tốt các công việc đột xuất do Công ty giao.

+  Không có tai nạn lao động, không vi phạm Nội quy lao động.

–   Cá nhân hoàn thành nhiệm vụ – Hcá nhân tháng B:

+  Hoàn thành các công việc đảm bảo chất lượng, đúng thời gian đã được lãnh đạo Công ty phê duyệt.

+  Không có tai nạn lao động, không vi phạm Nội quy lao động.

–   Cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ – Hcá nhân tháng C:Cá nhân để xãy ra một trong những điều sau:

+  Không hoàn thành các công việc đúng thời gian theo kế hoạch do nguyên nhân chủ quan;

+  Giải quyết công việc chậm gây ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch sản xuất chung của Công ty;

+  Để  xảy ra tai nạn lao động hoặc vi phạm Nội quy lao động, các quy định về an toàn lao động – bảo hộ lao động.

II.6.2- Thực hiện xét Hcá nhân tháng

Hàng tháng Phòng tổ chức nhân sự, Phòng kế toán có trách nhiệm xét thành tích lao động của các cá nhân sau đó trình lên ban Giám đốc xem xét và ký duyệt

II.6.3- Thanh toán tiền lương năng suất quý

Để thanh toán tiền lương năng suất hàng quý, Hcá nhân tháng  được quy đổi về hệ số:

Hcá nhân tháng A = Hệ số 0.6

Hcá nhân tháng B = Hệ số 0.4

Hcá nhân tháng C = Hệ số 0.2

Tiền lương năng suất cá nhân quý = Tiền lương thực thế làm việc quý x H cá nhân quý

Trong đó:

+ Hcá nhân quý: Là hệ số thành tích của cá nhân bình quân quý

+ Tiền lương thực tế làm việc quý không bao gồm tiền lương học, phép, thêm giờ, nghỉ về việc riêng có hưởng lương.

III/. Quy định thực hiện một số trường hợp khác:

III.1- Tiền lương trả cho CNV nghỉ phép, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo quy định, nghỉ điều dưỡng, đi học (được Công ty cho phép)

III.2- Các khoản phụ cấp làm thêm giờ, ca đêm được tính như sau:

III.2.1- Phụ cấp làm thêm ngày thường:

–   Đối với phụ cấp làm thêm giờ ngày thường thì sẽ được tính bằng 150% mức lương giờ của ngày công làm việc chính thức.

–   Đối với phụ cấp làm thêm giờ ngày cuối tuần thì sẽ được tính bằng 200% mức lương giờ của ngày công làm việc chính thức.

–   Đối với phụ cấp làm thêm giờ vào ngày lễ được nghỉ có hưởng lương sẽ được tính bằng 300% mức lương giờ của ngày công làm việc chính thức.

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

–   Quy chế thanh toán tiền lương cho CNV áp dụng tại Công Ty Luật Minh Gia kể từ ngày 19/03/20XX. Tất cả các quy định trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ.

–   Phòng tổ chức nhân sự và Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm phổ biến quy chế này đến từng CNV trong Công ty.

–   Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh ngoài các quy định nêu trên thì Phòng tổ chức nhân sự, Phòng kế toán sẽ tập hợp các vấn đề phát sinh đó trình lên Giám đốc Công ty xem xét, quyết định./.

Giám đốc

Nguyễn Văn A

>> Tư vấn quy định về quy chế tiền lương, gọi: 1900.6169

III. Công ty không thanh toán tiền lương khi nghỉ việc làm thế nào?

Câu hỏi:

Em làm việc cho công ty bảo vệ dịch vụ,theo thỏa thuận ban đầu khi tới xin việc thì lương em là 5 triệu,nhận lương 2 lần/1 tháng (vào ngày 15 dương lịch,ứng lương vào ngày cuối cùng của tháng), em đã làm tại công ty được 6 tháng (không nhớ có hợp đồng ban đầu hay không).

Do em có việc cá nhân cần nghỉ việc để giải quyết,theo quy chế công ty, khi nhân viên muốn nghỉ việc phải làm đơn xin nghỉ việc và nộp về công ty trước 30 ngày, em đã làm theo (em làm đơn từ ngày 1 tháng 7 năm 202x đến ngày 1 tháng 8 là đủ 1 tháng kể từ ngày làm đơn), công ty cũng xác nhận cho em nghỉ việc theo đơn, nhưng không thanh toán hết lương cho em mà chỉ thanh toán tiền tạm ứng hàng tháng 1 triệu đồng,mặc dù em đã làm đúng theo yêu cầu từ phía công ty đưa ra. Vậy em muốn hỏi công ty em như vậy là đúng hay sai? Em phải làm gì để đòi lại quyền lợi của mình. Mong luật sư tư vấn giúp em! Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, trường hơp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động, Bộ luật lao độngquy định:

“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

  1. a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
  2. b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
  3. c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
  4. d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

  1. e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
  2. g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
  3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
  4. a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
  5. b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
  6. c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
  7. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

Như vậy, đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn thì ngoài các căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động còn phải đáp ứng điều kiện về thời hạn 30 ngày báo trước với người sử dụng lao động. Nếu bạn đã đáp ứng đủ các điều kiện trên thì được coi là chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, do đó người sử dụng lao động phải có trách nhiệm:

“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

  1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
  2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
  3. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

Theo đó, trong thời hạn tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thanh toán hết các khoản tiền lương, tiền thưởng mà công ty chưa thanh toán cho người lao động, việc công ty không thanh toán đầy đủ tiền lương cho bạn là vi phạm quy định của pháp luật.

Để đòi lại quyền lợi của mình bạn có thể gửi đơn đến công ty yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền lương trong khoảng thời gian nhất định, hết thời hạn đó nếu công ty vẫn không thực hiện nghĩa vụ, bạn có thể làm đơn gửi đến phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty có trụ sở để yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết.

Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc công ty không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đơn mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì bạn có quyền khởi kiện đếnTòa án nhân dân quận, huyện nơi công ty có trụ sở để giải quyết. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

 

Tôi là Lê Tất Thiếu - là người đam mê thiết kế xây dựng, xây nhà trọn gói, xây nhà phần thô, sửa chữa nhà,... với 15 năm kinh nghiệm tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công nhà phố.

Theo dõi Lê Tất Thiếu trên mạng xã hội

https://xaydungthuanphuoc.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu báo giá

    error: Content is protected !!