Hotline:0933.400.988
xaydungthuanphuoc

Chức năng Nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Chức năng của phòng kinh doanh

1. Chức năng tham mưu
2. Chức năng hướng dẫn, chỉ đạo
3.  Chức năng xây dựng và phát triển nguồn khách hàng
4. Chức năng theo dõi, kiểm soát và báo cáo
5. Chức năng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 
Nhiệm vụ của phòng kinh doanh
1. Nhiệm vụ tổng quát
2. Nhiệm vụ trong hoạt động quan hệ khách hàng
3. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh về việc tư vấn tài chính và phát triển sản phẩm
Đối với việc tư vấn tài chính: 
Đối với việc phát triển sản phẩm:

Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kinh Doanh

1 Nhân viên kinh doanh sales

2 Chuyên viên kinh doanh

3 Nhóm trưởng Kinh Doanh: 3 Nhân Sự 

4 Trưởng Phòng Phòng Kinh Doanh: 3 Nhân Sự

5 Giám Đốc Kinh Doanh: 1 Trợ lý- quản lý tổng thể

Chức năng, nhiệm vụ, vai trò phòng kinh doanh

TÌM CÔNG VIỆC MƠ ƯỚC. NƠI SỰ NGHIỆP TỎA SÁNG
Nhập chức danh, vị trí, kỹ năng..

Phòng kinh doanh là một trong những bộ phận quan trọng, không thể thiếu của bất kỳ công ty nào. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến việc bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường; tư vấn về việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm; mở rộng thị trường; xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Vậy bạn có biết chức năng, nhiệm vụ và vai trò phòng kinh doanh là gì hay chưa? Hãy cùng HRchannels khám phá tất cả những điều đó qua bài viết sau đây nhé!

A. Vai trò của phòng kinh doanh
Trong các công ty, phòng kinh doanh giữ vai trò thúc đẩy, quảng bá và phân phối các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng bằng cách áp dụng rất nhiều phương thức khác nhau. Đồng thời giữ vai trò tham mưu cho Ban Giám đốc và phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác trong công ty như phòng hành chính, phòng kế toán, phòng tài chính… để xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng doanh số, lợi nhuận, giúp công ty tăng trưởng và phát triển ngày càng thêm vững mạnh. 

Chức năng của phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh của các công ty có các chức năng sau đây:

1. Chức năng tham mưu
Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu, đưa ra ý kiến, đề xuất cho Ban Giám đốc của công ty về các vấn đề liên quan đến hoạt động phân phối sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường sao cho hiệu quả và nhanh chóng nhất. 

2. Chức năng hướng dẫn, chỉ đạo
Phòng kinh doanh có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ mới hoặc là nghiên cứu cải tiến các sản phẩm, dịch vụ đã có để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các hoạt động này sẽ góp phần mở rộng và phát triển thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp.

3.  Chức năng xây dựng và phát triển nguồn khách hàng
Để công ty phát triển thì phòng kinh doanh cần có phương án phát triển nguồn khách hàng tiềm năng mới cho doanh nghiệp. Đồng thời duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện có.

4. Chức năng theo dõi, kiểm soát và báo cáo
Định kỳ phòng kinh doanh cần lập báo cáo theo đúng quy định của doanh nghiệp. Báo cáo cần thể hiện tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty cũng như thể hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao của phòng kinh doanh.

5. Chức năng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 
Phòng kinh doanh hỗ trợ cho Ban Giám đốc công ty toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của công ty như là thanh toán quốc tế, huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, tư vấn tài chính, liên doanh, liên kết…

B. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Nhiệm vụ của phòng kinh doanh được thể hiện qua 3 khía cạnh cụ thể sau đây:

1. Nhiệm vụ tổng quát
Nghiên cứu và triển khai thực hiện việc tiếp cận thị trường mục tiêu và khách hàng.

Xây dựng các chiến lược về việc giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như tính toán và lập báo cáo về giá thành sản phẩm, dịch vụ, để có căn cứ ký hợp đồng với khách hàng.

Cung cấp thông tin, tài liệu và đảm nhận việc biên phiên dịch các tài liệu cho Ban Giám đốc.

Theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện các kế hoạch, chiến lược kinh doanh của các bộ phận khác. Đảm bảo việc thực hiện kế hoạch diễn ra đúng quy trình và tiến độ sản xuất sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu trong hợp đồng với khách hàng.

Xây dựng kế hoạch thực hiện và phân bổ một cách hợp lý thời gian sản xuất kinh doanh cho các phân xưởng sản xuất và cho toàn bộ doanh nghiệp.

Thực hiện các lệnh sản xuất, để đảm bảo lượng sản phẩm cần thiết và có biện pháp gia tăng nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

Đề xuất các chiến lược marketing cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh theo từng giai đoạn cụ thể.

Lập kế hoạch triển khai hoạt động phát triển thị trường và việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm. 

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ và mở rộng mối quan hệ với khách hàng mới.

Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tất cả các hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng quyền hạn và nhiệm vụ đã được giao.

2. Nhiệm vụ trong hoạt động quan hệ khách hàng

Nghiên cứu, xây dựng chính sách bán hàng (bao gồm chính sách giá, khuyến mãi, chiết khấu và quảng bá, tiếp thị).

Xây dựng các chính sách riêng theo từng nhóm khách hàng, trình Ban Giám đốc phê duyệt và thực hiện theo đúng chính sách đã được duyệt.

Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bán hàng cụ thể theo từng giai đoạn, trình Ban Giám đốc phê duyệt và thực hiện việc bán các sản phẩm, dịch vụ theo đúng kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Tìm kiếm, kết nối và phát triển mạng lưới khách hàng mục tiêu cho công ty. Duy trì và chăm sóc các khách hàng hiện tại của công ty theo đúng chính sách đã đặt ra.

Tìm kiếm đối tác thích hợp để kêu gọi đầu tư, góp vốn hoặc là tiến hành liên doanh, liên kết để thực hiện theo kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh của công ty.

Tiến hành thu thập và quản lý một cách khoa học, hiệu quả các thông tin và hồ sơ của khách hàng, đảm bảo tuân theo đúng quy định của công ty.

3. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh về việc tư vấn tài chính và phát triển sản phẩm
Đối với việc tư vấn tài chính: 

Tiến hành các hoạt động tư vấn tài chính, bao gồm dòng tiền, cấu trúc tài chính, kiểm soát chi phí, công nghệ thông tin, quản trị cũng như các vấn đề tài chính khác.

Đối với việc phát triển sản phẩm:

Định kỳ cần thu thập, nghiên cứu và phân tích thông tin ngành, nhu cầu thị trường để tư vấn cho Ban Giám đốc định hướng phát triển, xác định vị thế trên thị trường, định vị sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Định kỳ thực hiện việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ hiện có. Từ đó tìm ra biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Xây dựng các quy trình, quy chế liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Tham gia vào nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty. Có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả đạt được.

Tôi là Lê Tất Thiếu - là người đam mê thiết kế xây dựng, xây nhà trọn gói, xây nhà phần thô, sửa chữa nhà,... với 15 năm kinh nghiệm tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công nhà phố.

Theo dõi Lê Tất Thiếu trên mạng xã hội

https://xaydungthuanphuoc.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu báo giá

    error: Content is protected !!