Hotline:0933.400.988
xaydungthuanphuoc

Lưu ý gì trước khi xây nhà?

Ông bà ta vẫn thường nói “An cư mới lạc nghiệp”, điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của ngôi nhà là như thế nào. Việc xây nhà là chuyện hệ trọng của cả đời người, vậy nên đòi hỏi gia chủ cần phải chú ý nhiều khâu khác nhau như xác định chi phí, thiết kế kiến trúc, lựa chọn nhà thầu xây dựng, thi công, hoàn thiện nhà ở. Bên cạnh đó còn có nhiều vấn đề khác nữa, do vậy để đảm bảo chắc chắn bạn nên nắm rõ những lưu ý như sau:

1. Xem tuổi và hướng nhà theo phong thủy

Trước khi xây nhà bạn nên xem tuổi và hướng nhà theo phong thủy. Cần xác định tuổi qua ngày tháng năm sinh, tính toán cung hướng mạng cho từng người. Mỗi năm đều có một sao quản vận, sao quản vận chiếu mạng thì con người mang trường sinh mạng của sao đó.

Ngoài ra, mỗi cung hướng đều mang một thuộc tính ngũ hành khác nhau. Hệ sóng từ quy nạp vào 9 sao, nó mang tính chất khí thuộc tính ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi người cũng sẽ được đặt vào cung hướng nhất định của Bát Quái đồ gọi cung mạng bao gồm mạng Càn, mảng Khảm, mạng Cấn, mạng Chấn, mạng Tốn, mạng Ly, mạng Khôn, mạng Đoài. Dựa vào năm sinh để biết cung mạng của mỗi người nằm trong hướng nào.

2. Các loại chi phí

Hai loại chi phí lớn khi xây nhà bao gồm:

+ Chi phí xây dựng cơ bản gồm phần thô, phần hoàn thiện và phần nhân công. Đây chính là những chi phí bạn cần để hoàn thiện ngôi nhà cơ bản. Hiện nay, mọi người thường dựa vào số mét vuông trên tổng diện tích xây dựng thực tế của ngôi nhà. Bạn nên tham khảo mức chi phí trên mét vuông theo từng loại nhà ở gần thời điểm xây. Xây nhà đôi khi còn có phí phát sinh, vậy nên bạn phải dự trù thêm 10 đến 30% số tiền. Khi ấy bạn sẽ an tâm trao đổi với các kiến trúc sư thiết kế và nhà thầu thi công hơn.

+ Chi phí trang trí nội thất. Đây là phần sau khi ngôi nhà hoàn tất bao gồm các vật dụng như bếp gas, máy lạnh, tủ lạnh, bàn ghế sofa,…và các món đồ trang trí.

Bạn cần phải xác định chi phí hiện có của mình. Hạch toán xem tất cả có vượt quá chi phí dự trù mà bạn tính toán hay không. Sau khi thống kê số tiền đang có với tiền còn thiếu hụt cần phải tìm giải pháp để xoay xở xem bằng cách nào, có thể vay mượn từ gia đình, người thân, bạn bè hay không.

Bạn có thể thử liên hệ các nguồn vay hay khả năng chi trả. Nếu không vay được của người thân, bạn bè thì có thể suy nghĩ đến ngân hàng. Tuy nhiên, cần tính toán cẩn thận để tránh tình trạng vay nợ với lãi suất cao mà không có khả năng chi trả.

3. Tham khảo kỹ trước khi xây nhà

Bạn có thể tham khảo nhà của hàng xóm, người thân, bạn bè, các trang tạp chí, Websiet về thiết kế, phong cách trang trí nội thất. Thông qua việc này bạn có thể hình dung được ngôi nhà lý tưởng của mình cùng với nội thất của nó. Tất nhiên, đừng quá tham lam và muốn gom tất cả nhữung gì đẹp đẽ nhất của các ngôi nhà vòa ngôi nhà của mình. Khi ấy nó sẽ làm cho ngôi nhà của bạn trở nên vụn vặt và trông khá rối mắt. Ngoài ra, bạn có thể trao đổi ý tưởng của mình với các kiến trúc sư để nhận được lời khuyên hữu ích nhất.

4. Bàn bạc cùng các thành viên trong gia đình

Nếu xây nhà riêng thì không vấn đề gì, nhưng nếu có thêm nhiều thành viên bạn nên trao đổi với mọi người trước khi xây. Điều này sẽ giúp bạn bao quát được các nhu cầu và dung hòa sở thích của mọi người để đi đến thiết kế không gian chung, đảm bảo hợp lý cho tất cả các thành viên trong gia đình. Đối với không gian riêng, tốt nhất hãy để mỗi người lên ý kiến, sắp xếp và thiết kế không gian đó.

5. Xác định vị trí của bạn

Luôn xác định vị trí của mình là chủ nhà, được quyền quyết định, nắm được những điều mà mình cần ở ngôi nhà, đảm bảo nó nói lên được thông điệp, tính cách của bạn. Tất nhiên, bạn cũng phải tôn trọng ý kiến của các kiến trúc sư để khơi dậy sự sáng tạo của họ. Việc xác định vị trí của mình sẽ giúp bạn làm việc với các kiến trúc sư, nhà thầu, những người trang trí nội thất được hiệu quả hơn.

6. Chuẩn bị các thủ tục pháp lý

Muốn xây dựng được, mảnh đất của bạn phải có đầy đủ pháp lý cùng:

+ Khu đất phải được công nhận về mặt pháp lý và được cấp giấy phép xây dựng.

+ Trường hợp đất dự án phải được BDA cấp giấy phép xây dựng dựa trên quy hoạch chi tiết 1/500 của toàn dự án đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt.

+ Phải có hồ sơ thiết kế XPXD của đơn vị có tư cách pháp nhân và có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình.

+ Với nhà ở không thuộc dự án, sau khi xin giấy phép xây dựng phải lập điểm báo xây dựng và báo cáo với UBND phường sở tại kế hoạch xây dựng.

Cuối cùng, đừng quên lựa chọn một nhà thầu uy tín, đảm bảo thực hiện việc xây dựng nhà ở, biệt thự như ý. Còn nếu không có thời gian tìm hiểu nhiều, chỉ cần liên hệ với công ty xây dựng Thuận Phước, chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho bạn lời khuyên bổ ích nhất.

Thùy Duyên

Tôi là Lê Tất Thiếu - là người đam mê thiết kế xây dựng, xây nhà trọn gói, xây nhà phần thô, sửa chữa nhà,... với 15 năm kinh nghiệm tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công nhà phố.

Theo dõi Lê Tất Thiếu trên mạng xã hội

https://xaydungthuanphuoc.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu báo giá

    error: Content is protected !!