Hotline:0933.400.988
xaydungthuanphuoc

Thủ tục xin giấy phép xây dựng

Bất kỳ công trình xây dựng nào dù là nhà ở hay biệt thự cũng đều phải được cấp phép thì mới gọi là hợp pháp, giúp gia chủ an tâm sinh sống và nhận được sự bảo hộ, giúp đỡ của pháp luật nếu chẳng may có tranh chấp. Vậy thủ tục xin giấy phép xây dựng ra sao, theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn điều đó. 

1. Giấy phép xây dựng là gì?

Đây chính là văn bản pháp lý do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho gia chủ để xây dựng nhà ở, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Hiện nay giấy phép xây dựng được phân ra làm 3 loại chính bao gồm:

+ Xây dựng mới

+ Sửa chữa, cải tạo

+ Di dời công trình

Giấy phép xây dựng chính là công cụ đảm bảo việc xây dựng phải theo đúng với quy hoạch của từng khu vực, từng nơi mà ngôi nhà đó tọa lạc.

2. Quy định về cấp phép xây dựng

Theo Điều 62 của luật xây dựng quy định thì toàn bộ các công trình trước khi khởi công đều phải được cấp phép, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc biệt không cần đến thủ tục này cụ thể như sau:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng;

c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

d) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình;

e) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Trình tự xin cấp phép xây dựng

Bước 1: Chủ đầu tư phải nộp trực tiếp một bộ hồ sơ lên cơ quan cấp phép.

Bước 2: Chờ khoảng 10 ngày làm việc, các cơ quan tiến hành thẩm định hồ sơ, trường hợp giấy tờ còn thiếu hay cần điều chỉnh thì cơ quan sẽ yêu cầu gia chủ bổ sung thêm cho hoàn thiện.

Bước 3: Nếu trường hợp vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu thì cơ quan này sẽ yêu cầu gia chủ hoàn thành hồ sơ thêm một lần nữa. Sau 2 lần hồ sơ vẫn không đúng điều kiện thì cơ quan này sẽ xem xét không cấp phép xây dựng.

Bước 4: Thời gian nhận và trả giấy phép của cơ quan chức năng được trích từ nghị định 64/2012/NĐ- CP như sau:

a) Trường hợp cấp mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b) Trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc.

Trường hợp đến hạn, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản này.

Bước 5: Dựa vào thời gian ghi trong giấy hẹn gia chủ đến nhận hồ sơ và nộp lệ phí. Trung bình giấy phép xây dựng sẽ có hiệu lực 1 năm và có thể xin gia hạn 6 tháng.

Bước 6: Trường hợp quá hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp giấy phép xây dựng không trả trả lời thì gia chủ được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp phép.

4. Cơ quan cấp phép xây dựng

– Tại Sở Xây dựng: Sẽ cấp phép cho các công trình xây dựng đặc biệt, cấp 1, các công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, những công trình trên các tuyến, trục đường của thành phố do UBND thành phố quy định.

– Tại UBND quận, huyện: Sẽ cấp phép nhà ở riêng lẻ của dân và một số công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận huyện.

– Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao: Sẽ cấp phép toàn bộ những trường hợp xây dựng mới, những công trình xây tạm, sửa chữa cải tạo theo quy định có xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới của khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó.

– UBND xã: Sẽ cấp phép nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.

5. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng bao gồm:

+ Đơn đề nghi cấp giấy phép xây dựng

+ Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất.

+ 2 bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được nhà thầu tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định.

+ Với những trường hợp lắp đặt thiết bị, kết cấu khác vào công trình xây dựng mà không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có chứng thực hợp đồng và chủ sở hữu công trình.

+ Quyết định phê duyệt dự án đi kèm với văn bản chấp thuận đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

Trên đây là toàn bộ thủ tục xin cấp phép xây dựng. Nếu như bạn chuẩn bị xây nhà, xây biệt thự mà chưa biết phải hoàn thành công việc này ra sao, tìm một dịch vụ xây dựng trọn gói uy tín thì đừng chần chờ gì nữa mà hãy nhấc điện thoại lên gọi ngay cho chúng tôi bạn nhé!

Thùy Duyên

Tôi là Lê Tất Thiếu - là người đam mê thiết kế xây dựng, xây nhà trọn gói, xây nhà phần thô, sửa chữa nhà,... với 15 năm kinh nghiệm tư vấn, thiết kế, giám sát, thi công nhà phố.

Theo dõi Lê Tất Thiếu trên mạng xã hội

https://xaydungthuanphuoc.com

Bài viết liên quan

Yêu cầu báo giá

    error: Content is protected !!